2. Indoor

BÀI SỐ 2: CANH TÁC CÂY CẦN SA TRONG NHÀ (INDOOR)

Những cây cần sa mang giá trị y tế cao nhất đều là những cây được canh tác ở ngoài trời. Mặt đất rộng lớn, cơ chế thẩm thấu nước nhanh của đất và ánh sáng mặt trời tự nhiên cùng với không khí, gió là những yếu tố giúp cây cần sa có thể phát triển hết tiềm năng của chúng. Những cây trồng ở ngoài trời thường có kích thước lớn hơn so với những cây trồng ở trong nhà, nhờ đó sản lượng của chúng cũng cao hơn, và thường thì lượng nhựa trên búp cũng nhiều hơn so với những cây trồng trong nhà, lượng nhựa dồi dào phủ trên búp là yếu tố quyết định tới sản lượng của thuốc chữa bệnh – Dầu Cần Sa, khi bạn sử dụng thành quả của vụ mùa để chiết xuất loại thuốc này. Đó là chưa kể tới công sức chăm sóc ít hơn so với cách trồng trong nhà, phí đầu tư ban đầu thấp hơn và dĩ nhiên, hóa đơn tiền điện sẽ không còn là vấn đề đau đầu của bạn!

 
Tuy nhiên không phải ai cũng có may mắn được sở hữu một khu vườn kín đáo, khuất xa tầm mắt của những kẻ tò mò sẵn sàng kể lể về những gì họ đã nhìn thấy trong khu vườn của bạn, hơn nữa những kẻ này cũng thường rất sẵn lòng “thu hoạch giúp” bạn khi búp cần sa đã trưởng thành! Mặt khác, canh tác cây cần sa ngoài trời cũng có những vấn đề của riêng nó: Từ đơn giản như thời tiết có thể sẽ bất lợi cho vụ mùa (ví dụ như mưa đá, gió bão) tới phức tạp như sâu bệnh tấn công… Dù rằng những vấn đề này đều có cách để giải quyết: Dựng khung gỗ che mưa chắn gió cho cây và sử dụng những loại thuốc phòng trừ sâu bệnh đặc chủng, nhưng điều này không có nghĩa là cách trồng trong nhà sẽ kém hiệu quả hơn. Trên thực tế, chất lượng của thuốc chữa bệnh Dầu Cần Sa được chiết xuất từ nguyên liệu (búp cần sa) canh tác ngoài trời và từ nguyên liệu được canh tác trong nhà KHÔNG CÓ SỰ KHÁC BIỆT ĐÁNG KỂ.

 

Tại Sao Lại Trồng Cần Sa Trong Nhà?

Nếu canh tác outdoor tốt như thế, tại sao lại phải canh tác indoor? Có nhiều lý do cho việc này, lý do đầu tiên phải kể tới chắc chắn là bởi vì không phải ai trong chúng ta cũng sở hữu một khu vườn riêng, hoặc ít nhất là sở hữu một sân thượng/ban công đón nhận được ánh sáng mặt trời. Lý do thứ hai phải kể tới là vấn đề luật pháp, tại nhiều nước trên thế giới, việc canh tác cây cần sa là hoàn toàn hợp pháp, ví dụ như ở Cộng Hòa Séc, bạn có thể canh tác 5 cây cần sa cho nhu cầu cá nhân (chữa bệnh hoặc vì sở thích), hoặc tại Tây Ba Nha bạn có thể trồng 3 cây cần sa cỡ lớn,  nhưng đâu phải ai cũng có may mắn được sống tại những nước đã hợp pháp hóa cần sa?

 
Ngoài ra, còn có một số lý do khác nữa để bạn quyết định canh tác indoor: Từ đơn giản như bạn có thể tránh được các vấn đề về thời tiết bất lợi như mưa, bão và bạn cũng kiểm soát được gần như hoàn toàn các điều kiện môi trường nếu bạn có một chút kiến thức và có đủ đồ nghề cần thiết (nhiệt độ, độ ẩm, thời gian chiếu sáng, CO2, dinh dưỡng, nước tưới…) tới THU HOẠCH NHIỀU LẦN trong một năm. Canh tác indoor còn là giải pháp duy nhất đối với những người trồng (growers) chuyên nghiệp – Họ muốn kiểm soát mọi yếu tố theo cách mà họ muốn – và điều này chỉ có thể làm được với cách trồng indoor!

 

Đối với nhiều growers đã quen với việc canh tác indoor, chất lượng búp của họ thật sự không thua kém gì so với chất lượng búp được canh tác outdoor.

 

Bạn Cần Những Gì Để Canh Tác Indoor?

Ở ngoài trời, cây cần sa được mẹ thiên nhiên nuôi dưỡng từ khi nảy mầm cho tới khi trưởng thành (dù có hay không có người chăm sóc). Khi canh tác indoor, người trồng cây (grower) đóng vai trò là mẹ thiên nhiên để tạo ra môi trường gần giống với tự nhiên nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của cây cần sa. Để có thể làm được điều này, họ cần phải sử dụng trang thiết bị chuyên dụng cho việc canh tác cây cần sa, chúng ta hãy cùng xem xét một số đồ nghề không thể thiếu đối với người trồng cây trong nhà:

 
Buồng trồng cây

BLM028-3w-main

Buồng trồng cây có thể hiểu đơn giản là không gian trồng cần sa trong nhà khép kín. Hiện nay trên thị trường đã có vô số mẫu mã và kiểu dáng cho bạn chọn lựa, từ mô hình nhỏ 0,6m2 tới mô hình lớn cỡ 9m2. Từ chất liệu rẻ tiền là nhựa cho tới chất liệu đắt tiền là thép không gỉ… Và tất nhiên, bạn cũng có thể tự đóng cho mình một buồng trồng cây theo kích cỡ mong muốn, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của riêng bạn, chỉ với vài tấm gỗ và một miếng bạt chắn ánh sáng phát ra từ bóng đèn trồng cây phía trong lọt ra ngoài.

 

Buồng trồng cây indoor chính là “khu vườn bí mật” của bạn, nơi cây cần sa nảy mầm và trưởng thành, nơi bạn cung cấp cho chúng ánh sáng, nước, dinh dưỡng, không khí mới để quang hợp…
(*) Nếu bạn sở hữu một góc nhỏ dưới chân cầu thang hoặc một phòng nhỏ trong nhà không dùng tới (như toilette) hoặc ngay cả một ngăn tủ trống trong chiếc tủ đựng quần áo cỡ lớn trong nhà bạn, thì bạn có thể sử dụng để làm buồng trồng cây.

 
Bóng đèn

4923492384942

Bóng đèn trồng cây cần sa khác với bóng đèn dân dụng, đừng nhẫm lẫn điều này nếu bạn không muốn thất bại!

 
Trên thị trường hiện nay có vô số loại bóng đèn chuyên dùng cho việc trồng cây trong nhà, một số loại tỏa ra rất ít nhiệt lượng khi phát sáng, ví dụ như: Bóng huỳnh quang (bóng tuýp), CFL, LED, Plasma…, một số loại khác tỏa ra rất nhiều nhiệt lượng khi phát sáng, ví dụ như: MH, HPS. Một số loại rất tiết kiệm điện, có nghĩa là loại bóng đèn có khả năng chuyển hóa rất tốt năng lượng từ Watts (đơn vị đo lường năng lượng điện) sang Lumes (đơn vị đo lường ánh sáng), ví dụ như LED, Plasma…, một số loại khác ít tiết kiệm điện hơn…

 

Nhưng dù là loại bóng đèn gì, thì chúng cũng được thiết kế để phát ra ánh sáng nằm trong Dải Quang Phổ phù hợp với cây cần sa, hay nói chính xác hơn là chúng bắt chước dải quang phổ của mặt trời.

 

Quạt hút

vko

Để thực hiện phản ứng quang hợp nhằm tạo ra đường Glucozo là năng lượng cơ bản cho sự sống , cây cần sa cần ánh sáng, nước và khí các bô níc (CO2). Để có thể cung cấp cho cây nguồn khí mới giàu CO2, grower cần phải sử dụng quạt hút khí, thường được đặt ở vị trí cao nhất (trên nóc) của buồng trồng cây. Quạt hút sẽ đẩy không khí cũ đã được cây sử dụng ra bên ngoài (cùng khí nóng do đèn phát ra nếu có) và nhờ thế không khí mới được chuyển vào phòng qua những ống dẫn khí (hoặc lỗ khí) được đục ở phía dưới thấp của buồng trồng cây.

 
Đi kèm quạt hút còn thường có bộ lọc mùi đính kèm. Trong nhiều trường hợp, người trồng không muốn người khác ngửi thấy mùi rất đặc trưng của hoa cần sa khi chúng bước vào giai đoạn trưởng thành, do đó họ sử dụng bộ lọc mùi (có chứa than hoạt tính khử mùi) đính kèm với quạt hút để xử lý triệt để vấn đề này.

filter-and-fan-incorect

 

Dinh dưỡng

Product

Dinh dưỡng vô cơ (hóa học) hay dinh dưỡng hữu cơ (organic, BIO)? Dinh dưỡng ở dạng bột, cứng hay ở dạng lỏng? Dinh dưỡng hoàn chỉnh (complete) hay dinh dưỡng bộ phận (N,P,K, Vi Lượng…)? Lựa chọn gam dinh dưỡng nào, của nhà sản xuất nào, sử dụng chúng với tỉ lệ ra sao trong từng giai đoạn… Tất cả phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn, hoặc bạn cũng có thể không cần quan tâm nhiều tới điều này mà chỉ cần làm theo công thức đã được những người trồng trước tìm ra. Điều này sẽ được đề cập cụ thể trong bài CƠ BẢN số 8: Dinh dưỡng.

 
Chất nền

main_02-075-100-1
Phân trùn quế hay đất sạch tribat? Đất mùn (ủ ở góc vườn) hay xơ dừa/mụn dừa? Chất nền để trồng cây cần sa thường phải được tiệt trùng để tránh những vấn đề về vi khuẩn và nấm/mốc, nó cũng cần phải thoáng khí để rễ cây có thể sử dụng Ô-xy (O2) – Để làm được điều này growers thường sử dụng đất đóng gói sẵn đã được nhà sản xuất tiệt trùng và sau đó trộn với đá trân châu hoặc xơ dừa để tạo độ thoáng khí cho chất nền. Những chất nền tốt nhất cho cây cần sa đều có tính A-xít nhẹ – PH của chất nền nằm trong khoảng 5.5-7.0 (PH là thước đo nồng độ a-xít/kiềm).

 
Hoặc bạn cũng có thể không cần quan tâm tới điều này lắm mà chỉ cần làm theo công thức trộn chất nền đã được những người trồng trước tìm ra, điều này sẽ được đề cập cụ thể trong bài CƠ BẢN số 9: Chất nền.

 
Những dụng cụ khác
Ngoài những trang thiết bị không thể thiếu ở phía trên, grower canh tác indoor còn cần những dụng cụ hỗ trợ khác nữa như:

– Chậu trồng cây, bạn có thể sử dụng chai, lọ, xô, chậu để thay thế, yêu cầu có đục lỗ thoát nước ở phía dưới:

marijuana-soil-31

– Bút đo PH:

DSCF1161

– Nhiệt kế để đo nhiệt độ:

nhiet-ke-trong-nha
– Nhiệt ẩm kế: để đo độ ẩm trong buồng trồng cây, thường kèm luôn đo nhiệt độ:

footer_nak_2

– Bình xịt nước mát:

binh_xit_nuoc

– Kéo để cắt tỉa lá:

kéo

– Hẹn giờ tắt/bật của bóng đèn:

Heavy-Duty-Digital-Timer-TH868C-
Và các dụng cụ hỗ trợ khác như: Găng tay cao su, kìm, tô vít, dây thép, nước ô-xy già, ống rồng (để dẫn khí), keo dán, băng dính…

 
Ở trong bài số 3 tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về Buồng Trồng Cây: Chi tiết về cách bố trí các trang thiết bị phía bên trong cũng như cách tự làm một buồng trồng cây bằng những dụng cụ đơn giản: thép, gỗ, bạt…

 

(*) Tất cả các dụng cụ này đều có thể được tìm thấy trong nhóm Headshop & Growshop for Vietnamese, địa chỉ:

https://www.facebook.com/groups/1486318385017188/ 

Bài viết được xem nhiều nhất