3 Điểm khác biệt trong canh tác cần sa indoor và outdoor

Từ xa xưa con người đã biết canh tác cần sa/gai dầu ngoài trời và cần sa/ gai dầu là một trong những loài thực vật đầu tiên được loài người gieo trồng. Việc canh tác cần sa trong nhà, ngược lại, chỉ mới phát triển từ khoảng một thể kỉ trở lại đây, là hệ quả của việc cấm đoán canh tác cần sa từ phía chính phủ. Thế nhưng phần lớn những thành tựu đạt được trong công nghệ sản xuất cần sa lại được tạo ra dưới kỷ nguyên của cần sa trồng trong nhà, cũng là cách thức để người canh tác tránh né những luật lệ ngăn cấm liên quan đến cần sa.

Khi công nghệ đang phát triển, ngành công nghiệp cần sa đáng lẽ đã có thể đạt được bước tiến khổng lồ trong việc mở rộng kiến thức, và điều này ắt cũng đúng cho những vùng đất được biết đến với các đồn điền lớn ngoài trời như ở miền Nam Oregon hay ở Bắc California.

Sự khác biệt giữa việc canh tác cần sa trong nhà và ngoài trời không quá quan trọng cho người trồng cũng như cho khách hàng khi họ so sánh sản phẩm tại quầy thành toán của phòng khám hoặc tại các cửa tiệm coffee shop.

MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN SO VỚI MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT

Môi trường ảnh hưởng nhiều đến kết quả của một vụ thu hoạch. Việc tự do lựa chọn nơi đặt cây, ít bị gò bó và khả năng kiểm soát môi trường chỉ là vài trong số những lí do nên trồng cần sa trong nhà hơn là để ngoài trời.

Việc kiểm soát nhiệt độ, nguồn ánh sáng, sự sản sinh CO2 và độ ẩm đã giúp tạo ra một môi trường sống ổn định nhằm tối ưu hóa sự tăng trưởng thực vật mà không sợ những nguy cơ can thiệp từ bên ngoài.

Mặt khác, kể cả khi chúng ta đã biết đến những cải tiến tốt đẹp cho những thế hệ đèn LED mới nhất, ánh sáng của mặt trời vẫn rất khó để mô phỏng lại. VIệc trồng ngoài trời còn đòi hỏi phải có một môi trường thích hợp cho cây, độ phơi nắng hợp lí, ít độ ẩm, cần những ngày ấm nóng và đêm không quá lạnh.

Tuy nhiên, việc trồng cây trong nhà cũng có thể gặp cản trở. Việc tái tạo lại một môi trường tự nhiên trong nhà có thể phức tạp, nhất là trong vấn đề chống lại côn trùng (sâu bướm, nhện, ruồi…). Nếu chúng xuất hiện trong một không gian khép kín, sẽ rất khó để diệt trừ tận gốc.

SỰ KHÁC NHAU VỀ GIÁ CẢ

Cả hai hình thức canh tác này đều đòi hỏi chi phí ban đầu khá lớn, nhưng sự khác nhau sẽ được thấy rõ thật sự trong thời gian dài. Hệ thống kiểm soát môi trường trong nhà có thể chỉ tốn một khoản gia tài nhỏ trong khi việc canh tác ngoài trời đã phải tốn rất nhiều chi phí khi chỉ mới bắt đầu tiến hành.

Trong một công ty trồng cần sa, chi phí chi trả cho nhân công cũng sẽ khác nhau giữa việc trồng trong nhà hay ngoài trời. Trong một khu vườn indoor luôn luôn có việc để chăm lo: cắt lá, tỉa cành, tưới nước, bón phân… trong khi ở ngoài trời thường chỉ có 1 vụ mùa mỗi năm, chỉ cần 4 nhân công để chăm sóc một đồn điền lớn cho đến khi thu hoạch.

Chi phí tăng cao của việc canh tác trong nhà có thể được phân chia nhỏ ra nhờ các kế hoạch nuôi trồng, các vụ thu hoạch trong suốt năm và có được sản phẩm chất lượng hơn. Việc trồng trong nhà cũng cho phép phát triển những giống không phù hợp với môi trường địa phương.

Những đồn điền trồng cần sa ngoài trời, so với việc gia tăng chi phí dành cho năng lượng (điện) đối với canh tác trong nhà có thể là sự thay thế cho những sản phẩm chất lượng với giá cả có thể chấp nhận được  để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng lớn về hoa cần sa.

SỰ KHÁC NHAU VỀ CHẤT LƯỢNG CẦN SA

Cần sa được canh tác trong nhà từ lâu đã nổi tiếng cho ra những sản phẩm chất lượng cao . Khả năng kiểm soát môi trường và sự gia tăng của việc lai tạo giống đã cho ra đời nhiều giống cần sa mới có đặc tính đa dạng và phong phú hơn. Việc thúc đẩy tỷ lệ CO2 cao làm gia tăng sự phát triển của ngọn và tăng hàm lượng THC – điều mà khó để tái tạo ngoài trời. Ngọn của cây cần sa không còn phải chống lại mưa, gió hay tất cả các thành phần tự nhiên có thể làm tổn hại đến nó.

Bên ngoài, hoa không chắc sẽ hoàn hảo, nhưng hương vị và hiệu ứng vẫn sẽ được bảo quản. Một số người thích cần sa hữu cơ được canh tác ngoài trời thay thế cho loại trong nhà. Frenchy Cannoli thuộc về nhóm người này và ra sức bảo vệ quan điểm rằng đất đai cũng quan trọng như rượu vang trong quá trình giữ những đặc tính của môi trường bởi thực vật.

Dù như thế nào đi nữa, một vài đồn điền thương mại ngày nay đang sử dụng cả 2 phương pháp. Loại hình canh tác này đang cho kết quả về chất lượng, khá thú vị để quan sát ngành công nghiệp mới này.

Mua hạt cần sa (hạt đã có sẵn tại Việt Nam) tại địa chỉ: www.hatcansa.com 

Nguồn: NewsWeed.Fr

Dịch giả: Nguyễn An

Kỹ thuật bù nước cho cây trồng ngoài trời trong ngày nắng nóng

Phần lớn lượng nước mà chúng ta sử dụng để tưới cây ngoài trời bị lãng phí vì nó bay hơi dưới ánh mặt trời, có một kỹ thuật đơn giản, kinh tế mà lại rất hiệu quả có thể giúp giải quyết vấn đề này: Kỹ thuật tưới nhỏ giọt sử dụng ánh nắng mặt trời!  

Mục đích của kỹ thuật này là gia tăng năng suất, tiết kiệm nước tưới bằng cách lắp đặt một hệ thống đơn giản mà hiệu quả.  

Đây là kỹ thuật tưới nhỏ giọt được sử dụng cả trong nông nghiệp mô hình lớn và mô hình nhỏ (tư nhân) , kỹ thuật này sử dụng năng lượng từ mặt trời để có được nước cất nhằm cung cấp cho cây trồng ngoài trời (nước cất có PH trung tính nên rất phù hợp với cây cần sa).  

Cài đặt hệ thống này rất đơn giản: một chai nhựa cắt làm đôi được lồng vào một chai nhựa khác lớn hơn nhiều, cũng được cắt làm đôi, chai nước nhỏ hơn luôn được đổ đầy nước: 1

Diễn giải hệ thống đơn giản này bằng hình vẽ:

2

Hệ thống này được để sát trên mặt đất, gần gốc cây muốn tưới:

3  

Dưới sức nóng của ánh sáng mặt trời, nước trong chai nhựa nhỏ sẽ bốc hơi, lắng đọng lại trên thành của chai nhựa lớn, rồi tụ thành giọt, sau đó chảy xuống đất, bằng cách này, lượng nước bốc hơi được hạn chế tối đa, tuyệt vời hơn là cây sẽ được sử dụng nước cất sạch với độ PH trung tính (~7), điều này giúp cho cây phát triển tốt hơn.

Nguồn: Regarde Cette Video

Dịch giả: Grower Việt

8. Cơ bản về Dinh dưỡng cho cây cần sa

Làm thế nào để nhanh chóng canh tác?

Cây cần sa trong tự nhiên thường phát triển ở những nơi mà thành phần đất giàu ni-tơ, chúng yêu ni-tơ trong giai đoạn phát triển, và có nhu cần lớn về Phốt pho và Kali trong giai đoạn nở hoa, chúng cũng có nhu cầu về các chất dinh dưỡng vi lượng như Mg,Ca, Mg, Cu, Fe, Zn,.. trong suốt vòng đời của chúng.

Vòng đời của cây cần sa về cơ bản có thể được chia làm 2 giai đoạn lớn là giai đoạn phát triển và giai đoạn nở hoa. Sự khác nhau giữa hai giai đoạn này rất rõ ràng: Cây cần sa có ít nhu cầu sử dụng ni-tơ hơn trước, và chúng có nhu cầu lớn hơn về phốt pho và kali.

Đối với các bạn đã có ít nhiều kiến thức, việc bón dinh dưỡng cho cây khá đơn giản, bạn chỉ cần mua một gam sản phẩm uy tín ví dụ như CANNA hay Avanced Nutrients, GHE… và chăm bón theo liều lượng khuyên dùng trong từng giai đoạn của nhà sản xuất, một ví dụ về  lời khuyên về liều lượng bón phân của hãng CANNA.

Đối với các bạn đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng phân bón hữu cơ (dinh dưỡng từ các nguồn hữu cơ tự nhiên như tảo, xương động vật, phân động vật… ), việc chăm bón cho cây cũng không phải là vấn đề lớn. Trong tự nhiên nếu các bạn để ý sẽ thấy rất nhiều nguồn dinh dưỡng mà cây cần sa yêu thích, bạn chỉ cần thử nghiệm, theo thời gian, kinh nghiệm từ sự thực hành sẽ cho bạn những hiểu biết để có thể đưa ra những công thức pha trộn tốt nhất.

Có rất nhiều loại dinh dưỡng khác nhau trên thị trường hiện tại khiến chúng ta choáng ngợp không biết nên sử dụng loại nào, kết quả sẽ ra sao…? Trên thị trường hiện nay bạn có thể thấy rất nhiều hãng sản xuất dinh dưỡng cho cây cần sa và mỗi hãng đều có rất nhiều sản phẩm khác nhau. Một trong những cách hữu hiệu nhất để canh tác cây cần sa hiệu quả là giữ liên lạc với người bán dinh dưỡng cho bạn, hãy hỏi người đó bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng về cách sử dụng. Sau một vụ mùa thành công, bạn sẽ có kinh nghiệm trong việc sử dụng dinh dưỡng.

Dưới đây là một công thức pha trộn dinh dưỡng và chất nền hiệu quả và cũng rất đơn giản, tất cả đều là những nguyên liệu sẵn có và dễ kiếm tại Việt Nam.  

Hình ảnh dưới đây là kết quả trực tiếp của công thức này, cám ơn bạn The Light đã chia sẻ kinh nghiệm canh tác với tất cả mọi người: 11951937_431575163697417_5362208992324041976_n  

1) Chất nền sử dụng

Đất vi sinh mình sử dụng là loại đất đen bên trong gồm đất phù sa, đất mùn đã được ủ kỹ và có vỏ trấu, mình trộn cùng với đất tribat và đá perlite với tỷ lệ đất tribat 40% đá perlite 40% và 20% là đất vi sinh. Vì chỗ mình thời tiết cả tuần mưa 1 lần nên mình sử dụng 20% đất vi sinh vì nó có đất sét sẽ giữ được dinh dưỡng và nước không bị thoát ra quá nhiều.

2) Dinh dưỡng mình sử dụng

a) n3m

11903978_432689916919275_3797677530406908235_n

  • Thời điểm: Cho giai đoạn đầu sau khi cây được 5 tán lá. Chú ý lúc nào cây có 5 tán là mới bón nhé, bón sớm hơn sẽ làm chậm sự phát triển của cây.
  • Liều lượng: Mình sử dụng n3m với liều lượng 1.5 đến 2gram cho 1 lít nước.
  • Cách dùng: Xịt qua lá và tưới gốc luôn bạn nhé.
  • Số lần sử dụng: Hòa tan tưới gốc & xịt qua lá (mặt trên và mặt dưới lá) mỗi tháng 2 lần.
  • Chú ý về n3m: Các bạn cẩn thận khi dùng n3m thuốc đấy cực mạnh nên đọc kỹ trước khi hòa nước tưới cây.

b) Phân đầu trâu 501

download

  • Thời điểm: Sau đó đợi 2 tuần sau phun tiếp đầu trâu 501.
  • Liều lượng: Hòa tan 2g phân đầu trâu 501 cho mỗi 1 lít nước.
  • Cách dùng: Phun ở phía trên và phía dưới mặt lá.
  • Số lần sử dụng: Mỗi tuần phun lá một lần(mặt trên và mặt dưới).

 

c) Và lúc chuyển sang chậu cố định, mình có bón lót 1 chút phân vi sinh tỷ lệ npk là 3 2 3. “. Và thêm một công thức pha trộn chất nền nữa để bạn lựa chọn:

phan bon chat nen

 

Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp được các bạn mới bắt đầu canh tác cây cần sa, tránh làm mất thời gian và phạm phải những sai lầm không đáng có. Để chia sẻ hoặc thảo luận về các công thức dinh dưỡng của bạn, mời các bạn truy cập diễn đàn 420vn. Chúc các bạn những vụ mùa bội thu!

Hệ thống rễ cây – Chìa khóa cho sức khỏe của cây cần sa

Các growers ở khắp nơi trên thế giới hãnh diện về khả năng canh tác cây cần sa với chất lượng tốt nhất và sản lượng cao nhất. Để có được những vụ mùa như thế, họ đều đặc biệt quan tâm tới sức khỏe của phần Rễ cây phía dưới chậu trồng cây (phẩn không nhìn thấy được bằng mắt thường).

Giữ cho rễ cây khỏe mạnh là một trong những điều tối quan trọng khi canh tác cây cần sa. Những growers chuyên nghiệp không chấp nhận một sai sót cơ bản nào có thể làm yếu rễ cây như: Tưới quá nhiều, sử dụng quá nhiều dinh dưỡng, sử dụng chất nền không đủ độ thoáng khí… Dưới đây là một số thông tin hữu ích để bạn có thể giữ cho bộ rễ luôn luôn khỏe mạnh, bộ rễ phát triển dồi dào và khỏe mạnh luôn luôn tỉ lệ thuận với sản lượng của vụ mùa.

 

Một bộ rễ khỏe mạnh:

t1451981189176
1451981181117

 

 

Câu hỏi 1: Những loài côn trùng nào có thể tấn công rễ cây?
Root aphids, fungus gnats và những côn trùng khác sống trong rễ cây có thể làm tổn thương rễ. Nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc đặc trị cho Root aphids và Fungus Gnats. (ví dụ như diatomaceous earth, root treatments solutions). Nước ô-xy già cũng có thể giúp tiêu diệt Fungus Gnats (nhưng hiệu quả không cao lắm, phải làm thường xuyên và không trị được dứt điểm).

 

Câu hỏi 2: Rễ cây có thể mắc bệnh không?
Có, nấm Phythium và nước bị nhiễm trùng có thể từ từ phá hủy bộ rễ. Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh, hãy luôn giữ lượng Ô-xy dồi dào trong rễ (dùng chất nền đúng, tưới đúng, sử dụng nước Ô-xy già đúng cách…), đồng thời kiểm tra thường xuyên để loại bỏ những cây bị bệnh ra khỏi Buồng trồng cây indoor.

 

Câu hỏi 3: Rễ cây sẽ chết khi bị úng – Tại sao?
Rễ cây cần có không khí để thở, không khí cũng quan trọng như nước đối với rễ cây. Trong tự nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy khoảng 1/3 rễ cây trồi lên mặt đất để có thể sử dụng Ô-xy dễ dàng hơn. Trong cách trồng thủy canh, growers luôn có sục Ô-xy vào trong nước để cung cấp Ô-xy liên tục cho rễ cây sử dụng. Phương pháp thủy canh thông dụng nhất DWC (Deep Water Culture) giúp cây phát triển với tốc độ “chóng mặt” khi canh tác indoor, bí mật nằm ở hệ thống Air Stone (hay còn gọi là Air-Pipe), hệ thống này bơm không khí vào trong dung dịch nước thủy canh. Nếu không có Ô-xy, rễ đơn giản sẽ chết.

airpump

Câu hỏi 4: Tap root là gì và tại sao nó lại quan trọng?
Tap root là rễ chính khỏe mạnh nhất của cây, rễ chính là rễ chui ra từ vỏ khi gieo hạt, growers có kinh nghiệm biết rằng tap root rất quan trọng và không bao giờ làm hư hại tap root. Nhưng ý kiến của số đông lại cho rằng tap root không quan trọng đến thế, bởi vì cây cần sa được canh tác theo phương pháp chiết cành không có tap root và chúng vẫn phát triển cao lớn, có một bộ rễ to khỏe nếu được chăm sóc tốt.

 

Câu Hỏi 5: Tại sao pH của nước lại quan trọng?
1451981205174
Sinh lý học của cây cần sa khiến cho bộ rễ của cây cần sa kéo được dinh dưỡng và nước tốt nhất ở trong một khoảng pH cụ thể. Đối với các bạn dùng đất làm chất nền canh tác, pH của nước tưới cây sẽ không có ảnh hưởng nhiều lắm tới sự phát triển của cây, vì đất có khả năng tự điều chỉnh pH. Thế nhưng đối với các bạn canh tác thủy canh và khí canh, pH đóng vai trò chủ chốt, rễ cây sẽ không lấy được dinh dưỡng trong nước nếu pH không nằm trong khoảng giá trị phụ hợp. Giá trị pH tốt nhất cho nước tưới cây trong cách trồng thủy canh là 5,8, và một bút đo pH là cần thiết để có được một vụ mùa như ý, ngược lại bạn sẽ thất bại.
Một trong những lợi thế lớn nhất của cách trồng thủy canh là rễ cây phát triển nhanh hơn và rộng hơn, từ đó cho ra sản lượng lớn hơn. Tuy nhiên, cách trồng thủy canh yêu cầu nhiều kỹ thuật hơn so với cách trồng bằng đất.
Luôn ghi nhớ rằng sức khỏe của rễ cây có ảnh hưởng tới sức khỏe chung của cây cần sa, và sản lượng của vụ mùa, tất nhiên rồi.

 

Nguồn: Cannabis.info

Dịch giả: Grower Việt

7. Không Khí

BÀI SỐ 7: KHÔNG KHÍ TRONG BUỒNG TRỒNG CÂY INDOOR

Tất cả các loài thực vật đều hấp thụ CO2 và thải ra O2, tất cả các loài động vật đều hấp thụ O2 và thải ra CO2. Thực vật không thể sống thiếu động vật và ngược lại. Phản ứng quang hợp xảy ra tại các lỗ khí nhỏ li ti phía dưới mặt lá (phải dùng thấu kính mới thấy được).

 
Lỗ khí phía dưới mặt lá (phóng to):
2

 
Cây cần sa có khả năng tiêu thụ hết lượng CO2 xung quanh chỉ trong một vài phút, do đó, phải luôn luôn có không khí mới giàu CO2 để cây có thể thực hiện phản ứng quang hợp. Trong cách trồng Outdoor, không gian lớn và gió làm công việc của máy hút và quạt trong buồng trồng cây Indoor.

 
Nếu cây không nhận được khí mới giàu Co2, chúng ta sẽ gặp phải vô số các vấn đề về dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm… về lâu dài cây sẽ chết.

 
Quạt Gió, Một Vật Dụng Không Thể Thiếu Trong Buồng Trồng Cây Indoor, Quạt Gió Có Tác Dụng:

  • Điều hòa nhiệt độ: Tránh cho không gian trong tủ quá nóng ở một vị trí và lạnh ở một vị trí khác.
  • Điều hòa độ ẩm: Tránh cho không gian trong tủ quá ẩm ở một vị trí và khô ở một vị trí khác.
  • Điều hòa O2 và CO2 trong không khí: Sử dụng quạt cho phép di chuyển không khí mới có chứa O2 và CO2 đến được toàn bộ không gian trong tủ mà không bị “tù túng” ở một góc nào cả. Nhờ đó cây luôn nhận được nguồn CO2 mới để thực hiện phản ứng quang hợp.

 

Máy Hút, Đóng Vai Trò Hút Khí Cũ (nóng) Ra Ngoài, Nhờ Đó Luồng Khí Mới Được Chuyển Vào Liên Tục Qua Các Lỗ (hoặc ống rồng dẫn khí) Bên Dưới Thấp Của Buồng Trồng Cây

 
– Hút bằng quạt PC: Thường sử dụng cho buồng trồng cây nhỏ, và growers không sợ bị người khác phát hiện ra mùi hoa cần sa rất đặc trưng khi cây bước vào giai đoạn nở hoa. grower có thể lắp quạt này ở cả phía trên (hút khí ra) và phía dưới buồng trồng cây (đẩy khí mới vào):

3

– Hút bằng máy hút con sò: Đây là loại máy hút thông dụng nhất trên thị trường cho người trồng cây indoor, chúng có đặc điểm nhỏ, gọn, không gây ồn, giá thành phải chăng và có khả năng hút vài trăm m2 không khí trong 1h. Máy hút con sò thường đi kèm với đầu lọc than hoạt tính (để khử mùi) và ống rồng (để dẫn khí) và máy biến áp chỉnh độ mạnh:

4

 

 

Điểm Nhấn
– Thường thì growers cần lấy khí mới ở những nơi mát mẻ, và thải khí cũ (nóng) ra hẳn phía ngoài phòng đặt buồng trồng cây. Để có thể lấy khí mới, growers thường sử dụng ống rồng (có đủ các kích cỡ khác nhau) để dẫn khí đi theo hướng mong muốn.

 
– Growers cũng thường sử dụng một máy biến áp để chỉnh tăng hoặc giảm công suất của quạt hút con sò. Khi cây còn nhỏ, chúng có ít lá và sử dụng ít khí, chúng ta có thể để công suất nhỏ, sau đó tăng dần công suất lên khi cây lớn hơn.

6. Nước

BÀI SỐ 6: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC TƯỚI CÂY CẦN SA

Nước chắc chắn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì sự sống cho cây cần sa nói riêng cũng như tất cả các loài thực vật và động vật nói chung. Vậy cây cần sa sử dụng nước như thế nào?

 
Phản ứng quang hợp:

799px-Photosynthesis_equation.svg

  • Cây cần sa lấy lấy dinh dưỡng từ chất nền (hữu cơ hoặc vô cơ) nhờ vào nước và bộ rễ của cây.
  • Dinh dưỡng được hòa tan trong nước tưới cây sẽ được rễ hút lên qua vỏ cây để những lỗ khí phía dưới mặt lá có thể sử dụng nhằm thực hiện phản ứng quang hợp để tạo ra đường Gluco là năng lượng sống cơ bản của tất cả các loài thực vật nói chung.
  • Dinh dưỡng được nước hòa tan trong chất nền (đối với dinh dưỡng không ở dạng lỏng) sau đó được rễ chuyển lên phía trên qua vỏ cây để cây sử dụng.
  • Khi phản ứng quang hợp xảy ra tại các lỗ khí nằm ở phía dưới mặt lá, có sự giải phóng Ô-Xy và hơi nước, sự giải phóng Ô-Xy và hơi nước này tạo ra một áp suất trong thân cây, nhờ vào áp suất này mà nước (cùng với dinh dưỡng) lại được kéo lên qua vỏ cây từ chất nền.
  • Khi cây ngủ, đường được lá cây tổng hợp vào ban ngày sẽ được chuyển xuống dưới nuôi rễ cây thông qua thân cây (lớp gỗ rắn).
  • Khi cây ngủ, rễ của cây sử dụng Ô-Xy, do đó hãy đảm bảo chất nền của bạn được thoáng khí và không tưới quá nhiều vào ban ngày để chất nền hơi khô một chút vào ban đêm, tạo điều kiện cho rễ cây sử dụng Ô-Xy tốt hơn. Nếu thiếu Ô-Xy, rễ sẽ không “thở được”, về lâu dài sẽ bị vi khuẩn/ vi trùng tấn công, lá cây sẽ úa vàng, héo rũ và cuối cùng dẫn tới sự chết cây. Tham khảo thêm bài CƠ BẢN số 9: Chất Nền

Như bạn có thể thấy, cây cần sa hoạt động giống như một chiếc “bơm cơ học” tự nhiên: Phản ứng quang hợp giải phóng khí Ô-Xy & hơi nước –> Tạo ra áp suất –> Kéo nước lên –> Tiếp tục phản ứng quang hợp.

 

Nước Tưới Cây Nào Phù Hợp Với Cây Cần Sa? Nhiệt Độ? Hàm Lượng O2?
Nước ao, hồ, nước máy, nước đã qua xử lý, nước đóng chai, nước giếng đều có thể sử dụng để tưới cây cần sa.
Nước tốt nhất để tưới cây cần sa thường có độ PH nằm trong khoảng 6.3 đối với cách trồng cổ điển (dùng đất), độ PH nằm trong khoảng 5.8 đối với cách trồng thủy canh và khí canh. Nước tốt nhất để tưới cây cần sa cũng có độ EC dưới 0.2. Xem thêm bài CƠ BẢN số 10: PH, EC.

 
Nước tốt nhất để tưới cây cần sa cũng cần phải giàu Ô-Xy, do đó nên để nhiệt độ của nước tưới cây ở trong khoảng 18-22 độ C. Nhiệt độ càng lạnh, nước sẽ càng giữ được lượng Ô-Xy nhiều hơn, nhưng nếu nhiệt độ lạnh quá hoặc nóng quá (lạnh dưới 12 độ C và nóng quá 27 độ C), rất có thể sẽ làm chết rễ cây.
Đối với các bạn sống ở thành phố, thường sử dụng nước máy để tưới cây, các bạn này cần chú ý để cho nước bay hết FLO (lấy nước vài tiếng trước khi tưới).

 
Vào mùa đông, khi nước quá lạnh (dưới 15 độ C), bạn cần sử dụng các biện pháp làm nóng nước: Như lấy nước trước 12h hoặc sử dụng sục cá để làm nóng nước. KHÔNG sử dụng nước đã đun sôi (vì nước đun sôi không có chứa Ô-Xy).

 
Phương Pháp Tưới Cây Cần Sa?
Tưới quá nhiều là lỗi thường gặp nhất ở những bạn mới bắt đầu canh tác cây cần sa. Tưới lượng nước bao nhiêu mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đối với các growers đã có chút ít kinh nghiệm canh tác cây cần sa, họ sẽ biết phải tưới bao nhiêu nước cho cây khi chất nền đã khô bề mặt. Những bạn mới trồng nên thật sự dành thời gian đọc bài này, đã được post trên blog Việt Growers, để tránh những sai lầm đáng tiếc. Đừng bao giờ coi thường chuyện này, bởi vì chỉ khi hiểu rõ và thực hành đúng cách tưới cây, các bạn mới có thể có được những vụ mùa như ý:
https://goo.gl/on711R

 
Mọi câu hỏi về canh tác cây cần sa (sinh lý học của cây) bạn có thể hỏi tại Trang Facebook: Việt Growers Beginner’s Guide

5. Ánh Sáng

BÀI CƠ BẢN SỐ 5: ÁNH SÁNG TRONG BUỒNG TRỒNG CÂY INDOOR

Khi nói tới Ánh Sáng trong buồng trồng cây Indoor, chúng ta đang nói tới bóng đèn điện được sử dụng để canh tác cây cần sa.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bóng đèn chuyên dụng để trồng cây cần sa với dải quang phổ phù hợp cho loài thực vật này. Những growers mới cần phải biết rằng ánh sáng phát ra từ bóng đèn Dân Dụng KHÔNG thể sử dụng để trồng cây cần sa indoor.

 

Tại Sao Lại Cần Sử Dụng Bóng Đèn Chuyên Nghiệp Để Trồng Cần Sa Trong Nhà?
Để cây có thể phát triển thì ánh sáng là điều kiện không thể thiếu bởi vì nhờ có ánh sáng và khí các bô níc (CO2) cùng hơi nước mà cây có thể có phản ứng quang hợp tạo ra đường Gluco và O2,  nhờ thế có năng lượng để lớn lên. Trong tự nhiên thì nguồn cung cấp ánh sáng cho hoạt động quang hợp này của cây là mặt trời. Nếu không có ánh sáng thì cây sẽ chết.
Quang phổ ánh sáng của mặt trời có dạng như sau:

1

Quang phổ ánh sáng của bóng đèn đân dụng bình thường có dạng như sau:

2

Những bóng đèn dân dụng thông thường không thể dùng để trồng cần sa trong nhà. Để có thể trồng cần sa trong nhà người trồng cỏ thường sử dụng những bóng đèn chuyên nghiệp có quang phổ ánh sáng gần giống với ánh sáng tự nhiên (mặt trời). Bởi vì cây cần sa cần nhiều ánh sáng trắng/xanh trong giai đoạn trưởng thành và nhiều ánh sáng đỏ/cam khi nở hoa, do đó bóng đèn được chọn lựa phải đáp ứng được nhu cầu này của cây cần sa nếu muốn có được kết quả tốt.

Quang phổ của một bóng đèn dân dụng bình thường sẽ không đáp ứng được nhu cầu ánh sáng của cây.
Trong hình quang phổ ở trên chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng quang phổ của bóng đèn dân dụng bình thường thiếu rất nhiều ánh sáng mà cây cần sa cần để phát triển khỏe mạnh (do độ dài của tần sóng rất yếu so với ánh sáng mặt trời).
Ngược lại thì ở những bóng đèn chuyên dùng cho việc trồng cây trong nhà, nhà sản xuất đã nghiên cứu và phát triển để có được quang phổ đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu trưởng thành và nở hoa của cây cần sa. Những bóng đèn thông dụng nhất hiện có trên thị trường là:
Những Bóng Tiết Kiệm Điện, Ít Phát Nóng và Rẻ Tiền?

 

– Bóng đèn Fluorescent (tuýp/huỳnh quang):
3
– Bóng CFL (compact fluorescent lamp):

4

– Đèn LED (Light-emitting diode):

5
Những Bóng Phát Nóng Nhiều Khi Phát Sáng, Tiêu Thụ Điện Năng Lớn?
– Bóng MH (Metal Halid):

6

– Bóng HPS (High Pressure Sodium):

7

 

Những Bạn Mới Bắt Đầu Canh Tác Nên Sử Dụng Loại Bóng Đèn Nào?

Mỗi một loại bóng đèn được nhắc tới phía trên đều có những ưu nhược điểm riêng, các bạn mới canh tác cây cần sa NÊN BẮT ĐẦU với những bóng Tiết kiệm điện, Rẻ tiền, Ít nóng như Huỳnh Quang, CFL và LED, bởi vì chúng có phí đầu tư thấp, dễ quản lý nhiệt trong Buồng trồng cây. Về lâu dài, khi bạn đã có một chút kinh nghiệm, tự bạn sẽ có thể so sánh giữa các loại bóng đèn này với nhau.

 

Có một điều quan trọng mà các bạn mới cần lưu ý, đó là khái niệm về Nhiệt Độ Màu (Kevin) của bóng đèn.

 

Nhiệt Độ Màu (Kevin) Là Gì?
Nhiệt độ màu của nguồn sáng tính theo độ Kelvin diễn tả màu của các nguồn sáng so với màu của vật đen tuyệt đối được nung nóng từ 2000K đến 10000K. Nhiệt độ này không liên quan gì đến nhiệt độ thực của nguồn sáng.
Dưới đây là bảng Kevin:

8

Nhìn bảng này bạn có thể thấy thang Kevin có thước đo từ 1500 tới 8000. Khi nói rằng một bóng đèn có độ Kevin (K) là 6500K, chúng ta sẽ hiểu nó phát ra ánh sáng trắng (giống với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng). Khi nói một bóng đèn có độ Kevin (K) là 2700K, chúng ta sẽ hiểu nó phát ra ánh sáng Vàng Cam (giống ánh sáng mặt trời vào buổi chiều).

 

Vì vậy, khi chọn mua bóng đèn, bạn cần phải xem xét các thông số (thường được ghi ở đuôi bóng đèn), để biết rõ công dụng của bóng đó, tránh sử dụng các bóng đèn chuyên dùng trong giai đoạn nở hoa để nuôi cây đang trong giai đoạn phát triển và ngược lại… Tới đây có một khái niệm khác cần được hiểu rõ.

 

Cây Cần Sa Cần Sử Dụng Ánh Sáng Có Quảng Phổ / hoặc Độ Kevin Thế Nào Trong Từng Giai Đoạn?
Vòng đời của cây cần sa có thể được chia làm hai giai đoạn lớn: Giai đoạn phát triển (từ lúc gieo hạt cho tới khi bước vào giai đoạn nở hoa) và Giai đoạn nở hoa (từ khi mần chuyển thành búp và phát triển lớn dần lên).
– Trong giai đoạn phát triển: Cây cần sa có nhu cầu lớn nhất về Ánh Sáng Trắng/ Xanh (khoảng 6500K)
– Trong giai đoạn nở hoa: Cây cần sa có nhu cầu lớn nhất về Ánh Sáng Đỏ/ Cam (khoảng 2700K)
Chú ý: Bạn vẫn có thể sử dụng ánh sáng trắng/ xanh cho giai đoạn nở hoa và ngược lại, nhưng sản lượng sẽ KÉM hơn.
Trên thị trường hiện tại đã xuất hiện nhiều LED full spectrum (dải quang phổ hoàn thiện), có thể sử dụng cho cả giai đoạn phát triển và giai đoạn nở hoa, nếu bạn thực sự thấy điều này khó hiểu và không muốn mất thời gian tìm hiểu nhiều, hãy hỏi mua 1 chiếc đèn LED Full Spectrum và sử dụng đèn này từ khi gieo hạt cho tới khi thu hoạch!

 

Nhu Cầu về Ánh Sáng Của Cây Cần Sa Như Thế Nào?
Sau khi biết được loại bóng nào nên được sử dụng để trồng cây cần sa (dựa theo dải quang phổ) và Loại bóng nào phù hợp với giai đoạn nào của cây (tính theo độ Kevin). Tới bây giờ có một câu hỏi khác được đặt ra, vậy khoảng cách từ bóng đèn tới ngọn cây nên là bao nhiêu? Nên sử dụng bao nhiêu Watts cho mỗi 1m2? Dưới đây là bảng tham khảo về nhu cầu ánh sáng của cây cần sa trong từng giai đoạn phát triển (trích sách Growers Bible của tác giả Jorges Cervantes):

9

“Trước tiên bạn cần biết rằng nếu cây cần cần sa nhận được đủ 16-18h chiếu sáng mỗi ngày, chúng sẽ KHÔNG BAO GIỜ nở hoa (trừ giống Autoflo sẽ tự động nở hoa khi chúng trường thành trong điều kiện chiếu sáng thế này). Nếu growers cung cấp liên tục đủ 16-18h chiếu sáng mỗi ngày cho cây thì chúng sẽ phát triển không ngừng về kích thước (có thể đạt tới chiều cao 5-7m đối với các giống Sativa). Tiếp theo bạn cần biết rằng nếu cây cần sa nhận được 10-12h chiếu sáng mỗi ngày, chúng sẽ NỞ HOA, ban đầu là tạo dựng các hóc môn nở hoa, sau 2 tuần trong điều kiện này các bạn có thể thấy hoa cần sa phát triển cỡ bằng chiếc khuy áo. Kể cả những giống tự động nở hoa (autoflo) cũng sẽ nở hoa trong điều kiện chiếu sáng 10-12h mỗi ngày.” – Trích bài CƠ BẢN SỐ 4: OUTDOOR.
– Cây cần sa là loài thực vật Yêu Ánh Sáng, chúng thường có nhu cầu rất lớn về ánh sáng, khi nảy mầm (16/24), chúng cần 4000 lux, sau đó nhu cầu ánh sáng lớn dần lên tới 27000 lux (18/6), và trong giai đoạn nở hoa (12/12) chúng cần tới 100.000 lux để phát triển hết tiềm năng.
Do đó có thể thấy rằng việc chỉnh khoảng cách từ đèn tới cây cần sa là hoàn toàn dựa trên nhu cầu ánh sáng của cây cần sa trong từng giai đoạn phát triển, một khi bạn đã đo được số lux ánh sáng mà cây nhận được từ đèn, bạn sẽ biết cần phải để khoảng cách từ bóng tới cây là bao nhiêu (Trừ đèn LED thường phái đặt cách ngọn cây khoảng 50cm để đèn có đủ khoảng cách tạo ra dải quang phổ phù hợp cho cây).

 

Đo Lumes/Lux Như Thế Nào?
Nếu bạn có một chiếc điện thoại thông minh, bạn có thể tải các App trên Google Play (dành cho Android) hoặc các App trên Apple Store (dành cho IOS) để đo số lux tại một điểm bất kỳ (thường đo ở giữa thân cây).

10
Ngoài ra trên Blog Việt Growers cũng có một số bài cơ bản về Ánh Sáng cùng Các Quy Luật Ánh Sáng. Mời các bạn tham khảo tại địa chỉ:
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.1536604946562682.1073741839.1536456726577504&type=3
Để tìm mua các loại bóng đèn, cũng như để tìm người giải đáp thắc mắc, bạn có thể hỏi tại diễn đàn Headshop & Growshop for Vietnamese tại địa chỉ:
https://www.facebook.com/groups/1486318385017188/
Mọi câu hỏi về canh tác cây cần sa (sinh lý học của cây) bạn có thể hỏi tại Trang Facebook: Việt Growers Beginner’s Guide
Tất cả các đóng góp/ góp ý đều được hoan nghênh để bài viết này trở nên dễ hiểu nhất đối với những bạn mới canh tác cây cần sa.

4. Outdoor

BÀI SỐ 4: TỔNG QUAN VỀ CANH TÁC CÂY CẦN SA NGOÀI TRỜI (OUTDOOR)

Những cây cần sa được canh tác công nghiệp phục vụ mục đích chữa bệnh thường được trồng ngoài trời với số lượng lớn, ví dụ như những cây cần sa khổng lồ như thế này được trồng ở California (Hoa Kỳ) thường cho ra sản lượng từ 50kg-100kg hoa cần sa sấy khô/mỗi cây.

 

Jorges Cervantes bên cạnh những cây cần sa khổng lồ:

1

Những cây cần sa được canh tác outdoor có giấy phép của nhà nước cấp phục vụ cho mục đích y tế có kích thước vừa phải thường có khung sắt hoặc lồng kính bảo vệ:

2
3

Trong tự nhiên hoang dã, rải rác khắp trái đất, ở những nơi không có người chăm sóc, hạt cần sa nảy mầm vào mùa xuân, cây sẽ phát triển và trưởng thành trong suốt mùa hè và cuối cùng là nở hoa/tạo hạt để bảo toàn nòi giống vào mùa thu trước khi chết vào mùa đông. Vòng đời của cây cần sa sẽ lặp lại y chang vào mùa xuân của năm tiếp theo.
Cần sa mọc hoang dã khắp sườn núi Himalayas:

4

 

Khi canh tác outdoor tại nhà, cây cần sa có thể được trồng trong vườn, trên sân thượng, dọc ban công:

5

 

 

Ưu điểm của Outdoor:

  • Chi phí ban đầu thấp
  • Cây phát triển lớn hơn, sản lượng thường cao hơn
  • Thường được canh tác hữu cơ, nên chất lượng búp tốt hơn
  • Không phải lo lắng tới hóa đơn tiền điện hàng tháng

Hạn chế của Outdoor:

  • Chỉ có thể thu hoạch một lần trong năm (gieo hạt vào tháng 4 hàng năm khi thời gian chiếu sáng của mặt trời rơi vào khoảng 16h-18h mỗi ngày). Và thu hoạch vào mùa thu khi ánh sáng mặt trời giảm xuống còn 10h-12h mỗi ngày
  • Dễ bị phát hiện

 

Canh tác Outdoor trái vụ

 
Trước tiên bạn cần biết rằng nếu cây cần cần sa nhận được đủ 16-18h chiếu sáng mỗi ngày, chúng sẽ KHÔNG BAO GIỜ nở hoa (trừ giống Autoflo sẽ tự động nở hoa khi chúng trường thành trong điều kiện chiếu sáng thế này). Nếu growers cung cấp liên tục đủ 16-18h chiếu sáng mỗi ngày cho cây thì chúng sẽ phát triển không ngừng về kích thước (có thể đạt tới chiều cao 5-7m đối với các giống Sativa). Tiếp theo bạn cần biết rằng nếu cây cần sa nhận được 10-12h chiếu sáng mỗi ngày, chúng sẽ NỞ HOA, ban đầu là tạo dựng các hóc môn nở hoa, sau 2 tuần trong điều kiện này các bạn có thể thấy hoa cần sa phát triển cỡ bằng chiếc khuy áo. Kể cả những giống tự động nở hoa (autoflo) cũng sẽ nở hoa trong điều kiện chiếu sáng 10-12h mỗi ngày.

 
Một trong những biện pháp phổ biến nhất để growers có thể thu hoạch nhiều lần trong một năm với cách trồng outdoor là sử dụng kết hợp giữa ánh sáng mặt trời và ánh sáng đèn điện để cung cấp cho cây nhỏ và cây trưởng thành đủ 18h chiếu sáng mỗi ngày (bật đèn khi ánh sáng mặt trời không còn). Sau đó khi cây đã phát triển đủ về kích thước và chiều cao, bạn cần chỉnh cho cây nhận được 10-12h chiếu sáng mỗi ngày –> cây sẽ nở hoa. Phương pháp này rất phổ biến trên thế giới. Growers có thể mắc thêm đèn trực tiếp ngoài ban công, sân thượng, vườn hoặc có thể chuyển cây vào trong nhà khi trời tối để thắp thêm đèn cho cây nhận đủ 16-18h mỗi ngày ánh sáng.

 
Cần chuẩn bị những gì khi canh tác outdoor?
Thông thường tự nhiên sẽ làm tất cả các công việc thay bạn, thế nhưng để có được sản lượng cao nhất và chất lượng hoa tốt nhất bạn vẫn cần phải làm những công việc sau:

  • Gieo hạt bằng Jiffy Pot (đã được tiệt trùng, diệt khuẩn, thoáng khí và phù hợp với cây cần sa):

6

  • Chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng bằng cách ủ đất với phân hữu cơ trước 1 tháng HOẶC sử dụng đất mùn được ủ ở góc vườn ít nhất 3 tháng sau đó đào một hố lớn, cho đất này vào rồi ươm Jiffy Pot vào khi cây nhỏ đã phát triển đầy rễ xung quanh. Tham khảo kỹ hơn cách pha trộn chất nền và dinh dưỡng ở bài CƠ BẢN số 8 và số 9: Dinh Dưỡng & Chất Nền.
  • Bạn nên gieo hạt vào khoảng đầu tháng 4, khi cây phát triển được khoảng 0,5m thì nên cấu ngọn để các cành bên có thể phát triển nhằm tạo ra cấu trúc hình tròn —> cây sẽ đón được nắng tốt hơn —> sản lượng cao hơn.
  • Cây cần sa trong tự nhiên hoang dã không cần che mưa và gió, thế nhưng khi cây bước vào giai đoạn cuối của sự nở hoa thì lúc này búp rất dày và đặc, do đó rất dễ bị thối rửa nếu mưa nhiều và độ ẩm cao kéo dài nhiều ngày = bạn nên chú ý che mưa cho cây khi cần thiết.
  • Cây trồng ngoài trời cũng rất dễ bị côn trùng tấn công, nên có thuốc dự phòng để phun cho cây nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cây.
  • Và cuối cùng bạn nhất định phải để ý loại bỏ những cây đực xung quanh những cây cái, trừ khi bạn có ý định thu hoạch hạt vào cuối vụ mùa.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về outdoor, về bản chất của phương pháp canh tác này rất đơn giản như các bạn có thể thấy. Bất cứ ai cũng có thể thực hiện phương pháp này nếu bạn có ban công, sân thượng hoặc khu vườn riêng.

Ngoài ra còn một số kỹ thuật Ngụy Trang (che bằng cây lớn hoặc trồng xen kẽ với các loại cây có cùng kích thước hoặc uốn cây theo hướng nằm ngang), cũng còn một số kỹ thuật pha trộn chất nền hữu cơ (bài CƠ BẢN số 9: chất nền).

 
Tham khảo video dài tập về Canh Tác CSYT Outdoor:

Out Planting Medical Marijuana: Lesson1:

3. Buồng Trồng Cây

BÀI SỐ 3 – BUỒNG TRỒNG CÂY CẦN SA – CẤU TRÚC VÀ THIẾT KẾ

Buồng trồng cây như đã được đề cập trong bài trước, nó chính là khu vườn bí mật trong nhà của bạn, nơi bạn sẽ lắp đặt các thiết bị cần thiết nhằm giả lập giống với tự nhiên nhất, tạo điều kiện cho cây cần sa phát triển.
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu về cấu trúc của buồng trồng cây.
Cùng nhau xem xét một buồng trồng cây tự làm tại nhà dưới đây của 1 grower ở nước ngoài:

Grow-im-Schrank-636x850

 

Các dụng cụ chính được đặt trong vườn trồng cây tính từ dưới lên thường bao gồm:

  • Chậu trồng cây: có thể tự làm nhưng cần phải đục lỗ thoát nước dư thừa phía dưới, đĩa lót chậu có thể có, có thể không.
  • Chất nền trong chậu trồng cây: tìm hiểu kỹ hơn ở bài CƠ BẢN số 9: Chất Nền.
  • Giấy nilon phản sáng: khi bóng đèn phát ra ánh sáng, chúng sẽ được phản chiếu lại một phần lớn để cây có thể sử dụng, tránh lãng phí, giấy nilon phản sáng có thể được làm bằng giấy bạc, có thể được làm bởi các nguyên liệu tương tự, hoặc khi không có sẵn giấy nilon phản sáng, bạn có thể sơn trắng box để tránh lãng phí ánh sáng.
  • Điều hòa nhiệt độ trong box: Có thể có, có thể không, thường chỉ cần thiết khi nhiệt độ trong box quá nóng khiến cây không thể phát triển được.
  • Quạt gió: giúp điều hòa khí hậu trong box, làm khí di chuyển đều mà không bị tù túng ở một góc nào cả, thường được đặt ngang thân cây, quạt gió cũng giúp cho rễ cây và cành cây cứng cáp hơn để không bị đổ gãy (chúng giả lập gió tự nhiên ở ngoài trời).
  • Bóng đèn: bóng đèn trong box trên sử dụng HPS tỏa nhiệt dữ dội khi phát sáng, do đó grower đã sử dụng một bộ làm mát bóng bằng khí. Đối với các bạn ít kinh tế – có thể không cần lắp đặt bộ làm mát và không nên sử dụng HPS nếu bạn là người mới bắt đầu canh tác cây cần sa, bởi vì nhiệt do bóng HPS phát ra rất dữ dội, trừ khi là bạn có đầu tư điều hòa, còn không thì nên sử dụng CFL và LED cho những vụ mùa đầu tiên để lấy kinh nghiệm. Tốt hơn nữa bạn có thể dùng đèn PLASMA, nhưng loại này rất mắc, hi vọng trong tương lai chúng sẽ rẻ đi.
  • Máy hút khí được hút ra bằng máy hút (đặt ở trên cùng của box). Khi khí cũ (đã được cây sử dụng và bị bóng đèn làm nóng) được hút ra, khí mới sẽ theo chênh lệch áp suất mà đi vào box từ các lỗ được đục sẵn ở phía dưới box.
  • Ngoài ra bạn cũng nên đặt trong box máy đo nhiệt độ và độ ẩm để kiểm soát tối ưu các điều kiện môi trường.

 

Cách để tự làm một buồng trồng cây?

Dù rằng trên thị trường có bán rất nhiều loại buồng trồng cây được đóng gói rất nhỏ gọn và có giá khá mềm, thế nhưng thật sự là không có gì tiện gọn và rẻ tiền hơn một buồng trồng cây tự thiết kế, nó sẽ đáp úng được nhu cầu của bạn về vị trí đặt box cũng như kích thước mong muốn, hơn nữa, giá của nó rất rẻ, giao động trong khoảng 400K-1 triệu VND là bạn có thể tự làm 1 buồng trồng cây, chi tiết mời bạn đọc 2 bài này:

– Trồng cần sa trong nhà cho người mới bắt đầu:
https://goo.gl/AOYkT9
– Câu chuyện của một Grower mới – Một sinh viên sống tại Hà Nội vừa bắt đầu vụ mùa đầu tiên của mình kể lại:
https://goo.gl/FIYy9F

 

Chi phí cho một buồng trồng cây tự đóng?

Trích lời của một bạn mới trồng cần sa tại VN:

“Quá trình hoàn thiệt box trong 1 ngày.
Khung bằng sắt hộp 16×16. Kích thước 60x90x180 . ( mình tự hàn từ sắt công ty nên cái này k mất phí ).
Nếu ra xưởng cơ khí đặt làm thì mất khoảng 300k.
Bọc bằng bạt quảng cáo . chỗ mình thì không thiếu.
Bên trong mình dán giấy bạc bọc thực phẩm . 3 cuộn x20k 1cuộn = 60k.
Nắp đậy box là miếng gỗ dán kích thước 65×85.
Khoan nhiều lỗ để luồn dây điện cho bóng đèn. Mua hết 30k.
Tiền mua bóng đèn hết 300k các loại. Mình mua toàn bóng 20watts, là hết 690k .
Số còn lại đầu tư đất tribat + chậu + phân trùn quế . Không đáng là bao
Đa số là mình tận dụng những thứ xung quanh.”
Dưới đây là ảnh buồng trồng cây của bạn này:

934112_666733630096964_7361224251982162240_n

Tất cả các bạn sau khi đọc xong bài này mà vẫn còn có những thắc mắc về Bố Trí Dụng Cụ, Thiết KếKhó Khăn Khi Tìm Kiếm Nguyên Vật Liệu, mời tất cả vào nhóm: Headshop & Growshop for Vietnamese để thảo luận!

1. Canh Tác Cây Cần Sa

BÀI SỐ 1: TỔNG QUAN VỀ CANH TÁC CÂY CẦN SA

Gieo trồng cây cần sa mang lại nhiều hứng thú và niềm vui! Trồng cần sa tại nhà không chỉ đơn giản là để giết thời gian rảnh rỗi, nó còn mang lại cho bạn và gia đình một sức khỏe tốt khi bạn sử dụng thành quả của vụ mùa để chiết xuất ra loại thuốc chữa bệnh tốt nhất và rẻ tiền nhất thế giới – Dầu Cần Sa.

Có thể bạn đã hút cần sa một thời gian, và bây giờ bạn muốn tự trồng ra búp cần sa của riêng bạn. Tự canh tác cây cần sa sẽ giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề không may thường xuyên xảy ra khi bạn phải đi mua chúng từ tay người khác: từ đơn giản như chất lượng hoa được đảm bảo hơn, luôn luôn có hàng theo nhu cầu và bạn cũng biết chính xác về những giá trị y tế của giống cần sa mà bạn sử dụng tới tránh được các vấn nạn lừa đảo ngoài đời hoặc trên mạng internet.

Có thể bạn là bệnh nhân đang phải chịu đựng những đau đớn của bệnh tật, bạn được nghe nói về tác dụng trị liệu của cây cần sa qua các phương tiện thông tin và từ người quen, và bạn muốn tự canh tác cây cần sa để chữa bệnh cho chính bạn. Tự canh tác cây cần sa để chữa bệnh cho bản thân là lựa chọn tốt nhất xét trên nhiều phương diện: kinh tế, chất lượng, đảm bảo được đặc tính trị liệu của giống cần sa bạn trồng… Điều này tốt hơn rất nhiều so với việc tìm mua những ống dầu cần sa bất hợp pháp (tại hầu hết các nước trên thế giới) có bán trên mạng internet mà bạn không biết rõ bên trong chúng có chứa những gì, có phù hợp với bạn không, hơn nữa giá của chúng rất đắt đỏ và nạn lừa đảo lên tới mức báo động. Canh tác cây cần sa không hề khó nếu bạn theo sát những hướng dẫn trên website này.

Cây cần sa được xếp vào giống cây hàng năm, có nghĩa là giống cây nở hoa mỗi lần một năm. Trong tự nhiên hoang dã, hạt cần sa nảy mầm vào mùa xuân, cây sẽ phát triển và trưởng thành trong suốt mùa hè và cuối cùng là nở hoa/tạo hạt để bảo toàn nòi giống vào mùa thu trước khi chết vào mùa đông. Vòng đời của cây cần sa sẽ lặp lại y chang vào mùa xuân của năm tiếp theo.

Trước năm 1980, khi công nghệ đèn điện còn chưa phát triển, tất cả hoa cần sa mà con người sử dụng đều tới từ tự nhiên hoặc được canh tác ngoài trời (outdoor). Cho tới những năm 1980s, hầu hết các growers trồng cần sa trong nhà (indoor) đều chỉ sử dụng bóng huỳnh quang (bóng tuýp). Và mới chỉ vài chục năm trở lại đây, khi công nghệ sản xuất bóng đèn chuyên dụng để trồng cây trong nhà thực sự đạt được những đột phá như chúng ta thấy ngày nay: từ bóng Cfl tới Led, Mh, Hps, Plasma… thì canh tác cây cần sa trong nhà mới thực sự được đông đảo người yêu cần sa chú ý.

Ở thời điểm hiện tại, canh tác cây cần sa chưa bao giờ trở nên dễ dàng như thế. Với sự trợ giúp của internet, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các địa chỉ mua dụng cụ và đồ nghề canh tác, bạn có thể dễ dàng mua được hạt giống, những hướng dẫn gieo trồng phù hợp với điều kiện của riêng bạn cùng vô số các thông tin khác nữa xung quanh văn hóa cần sa. Dù là được canh tác Indoor hay Outdoor, thì cây cần sa cũng cần sáu yếu tố cơ sở thiết yếu dưới đây để có thể phát triển tốt:

1) Ánh sáng. (Cần đúng quang phổ, cường độ, và thời gian chiếu sáng.)

2) Nước. (Cần phải đồi dào nhưng KHÔNG quá mức.)

3) Không khí. (Cần phải có nhiệt độ thích hợp, lưu thông tốt, và giàu CO2.)

4) Dinh dưỡng. (Cần phải đúng liều lượng.)

5) Chất nền. (Phù hợp về cấu tạo và thành phần.)

6) Điều kiện môi trường tốt. (Nhiệt độ, Độ ẩm..v.v.)

Chìa khóa để có được một vụ mùa thành công là Hiểu và Đáp Ứng được Nhu Cầu của cây cần sa. Trong các bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các khái niệm được in đậm ở trên: Indoor, Outdoor, Cfl, Led, Mh, Hps, Plasma… cùng 6 yếu tố cơ sở thiết yếu ảnh hưởng Trực Tiếp tới sự phát triển của cây.

Bài viết được xem nhiều nhất